Loading

68/89 Phạm Văn Diệu

Tân Hạnh, Biên Hoà, Đồng Nai

0937463023

[email protected]

TÒA NHÀ LÃNH SỰ QUÁN PHÁP - Di sản vượt thời gian

BLOG KIẾN THỨC VÀ TIN TỨC NỘI THẤT LOUISTin tức   12/10/2023


Được xây dựng năm 1872, tòa nhà lãnh sự quán Pháp nằm lọt thỏm trong khuôn viên cây xanh rộng đến 1.5 ha, tách biệt khỏi cái sôi động, náo nhiệt ngay trung tâm TP. Hồ Chí Minh. Trải qua hơn 150 năm, dinh thự Pháp vẫn giữ được vẻ đẹp trong kiến trúc lúc bấy giờ được thể hiện qua lối kiến trúc, nội thất và các hiện vật cổ được trưng bày trong dinh thự. 

Tòa nhà đại sứ quán Pháp

Tòa nhà đại sứ quán Pháp (Ảnh: báo Thanh Niên)

Giới thiệu về kiến trúc, lịch sử của tòa nhà lãnh sự quán Pháp tại HCM

Lịch sử

Tòa nhà đại sứ quán Pháp nằm ngay góc đường Nguyễn Thị Minh Khai và Lê Duẩn, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh. Xưa kia, khu vực này được xem là "cao nguyên giữa Sài Gòn" bởi có địa thế cao hơn các khu vực xung quanh. 

Năm 1872, dinh thự này được xây dựng bởi các kỹ sư hải quân với mục đích làm nơi sinh sống và làm việc cho đô đốc Maire Jules Dupré - Tư lệnh cao cấp quân đội Pháp tại Nam Kỳ lúc bấy giờ.  

Trong thời gian từ 1945-1954 (chiến tranh Đông Dương), nơi trở thành Tư dinh của các Cao ủy Pháp thời Việt Nam Cộng hòa.

Sau ngày đất nước thống nhất đất nước (30/4/1975), nơi đây trở thành Tổng lãnh sự quán Pháp tại TP. Hồ Chí Minh.

Tòa nhà tổng lãnh sự quán Pháp tại TPHCM được trùng tu 2 lần vào năm 1959 và giai đoạn từ năm 1998 - 1999. Tuy nhiên, gần như không có sự thay đổi về kiến trúc, diện mạo so với “bản gốc”. 

Kiến trúc

Dinh thự đại sứ quán Pháp tại Sài Gòn là công trình điển hình của lối kiến trúc Đông Dương vào thế kỷ 19 với cổng hình mái vòm, hành lang có sửa sổ lớn…Tòa nhà gồm 2 tầng với phần khung được làm từ thép và kim loại. Gạch được nhập trực tiếp từ Pháp, chất kết dính là cát trộn với mật mía. 

Hành lang của Tòa nhà đại sứ quán Pháp

Hành lang của dinh thự được có nhiều cửa sổ và của chớp màu xanh lá cao đến 5m (Ảnh: Vnexpress.net)

Cả hai tầng lầu đều có hành lang bao quanh bốn mặt. Mỗi hành lang có 32 cửa chớp xanh lá cao 5m giúp lưu thông không khí và đón ánh nắng tự nhiên. Hầu hết các dinh thự Pháp cổ đều có sự kết hợp hài hòa giữa tổng thể kiến trúc với sự thích ứng cùng khí hậu bản địa, sự tiện nghi về không gian sống riêng nhưng vẫn đảm bảo được tính uy nghi, quyền lực đặc trưng. 

Cũng như các dinh thự Pháp khác được xây dựng cùng thời kỳ, tòa nhà đại sứ quán Pháp không chỉ đặc biệt ở kiến trúc, kỹ thuật thi công mà còn mang giá trị lịch sử, là di sản văn hóa vượt thời gian của nhân loại. 

Bên trong tòa nhà đại sứ quán Pháp ở TP. Hồ Chí Minh có gì?

Nếu như bên ngoài là những khoảng vườn rộng, yên tĩnh, ngập tràn cây xanh và ánh nắng thì bên trong dinh thự đại sứ quán Pháp lại thể hiện rõ nhất đặc trưng, lối kiến trúc cũng như những giá trị lịch sử được thể hiện qua từng bối cảnh, vật dụng trang trí…

Phòng khách lớn của Tòa nhà đại sứ quán Pháp

Phòng khách lớn của tòa nhà đại sứ quán Pháp tại TP. Hồ Chí Minh (Ảnh: Vnexpress.net)

Trung tâm dinh thự là phòng khách lớn - nơi tổ chức các sự kiện của tổng lãnh sự quán. Căn phòng này được bày trí nội thất kết hợp cả nét văn hóa của phương Tây và phương Đông. 

bình phong sơn mài tạiTòa nhà đại sứ quán Pháp

Tấm bình phong bằng gỗ sơn mài gồm 8 mảnh (Ảnh: Vnexpress.net)

Nổi bật là tấm bình phong bằng gỗ sơn mài gồm 8 mảnh riêng biệt được trưng bày trên tường, bức tượng cổ của nền văn hóa Chăm có tuổi đời khoảng 1000 năm…

Phòng ăn lớn của Tòa nhà đại sứ quán Pháp

Phòng ăn lớn của dinh thự đại sứ quán Pháp (Ảnh: Vnexpress.net)

Ở tầng trệt của dinh thự có hai phòng ăn nối liền nhau. Trong đó, phòng ăn lớn là nơi tổng lãnh sự đón tiếp, chiêu đãi quan khách. Căn phòng này có nội thất có thiết kế đơn giản nhưng nổi bật bởi màu sắc tương phản sáng - tối, kết hợp cùng những vật dụng trang trí đầy ấn tượng như: những bức tượng Phật, đồ gốm sứ, 2 tấm hoành phi khắc chữ Hán… và những bộ dụng cụ ăn uống sang trọng. 

Bạn cũng có thể bắt gặp những chiếc tô, liễn, bình gốm mang 'màu xanh Huế' được các nghệ nhân Trung Hoa chế tác riêng vào cuối thế kỷ 20 dựa theo yêu cầu của triều đình nhà Nguyễn - Việt Nam.

Khu vực hành lang của Tòa nhà đại sứ quán Pháp

Khu vực hành lang của tòa nhà đại sứ quán Pháp (Ảnh: Vnexpress.net)

Ngay cả ở khu vực dọc hành lang của dinh thự cũng được bố trí những chiếc ghế sơn mài khảm cẩm thạch được khắc hoa văn độc đáo, những món đồ gốm tinh xảo được chế tác tại Việt Nam vào khoảng thế kỷ 19, 20.

Có thể thấy, dù qua nhiều biến động lịch sử, tòa nhà lãnh sự quán Pháp vẫn giữ nguyên được nét độc đáo trong kiến trúc vốn có. Đây còn là nơi trưng bày những hiện vật, những “nhân chứng sống” cho từng giai đoạn thăng trầm của lịch sử.

hotline
x