Tin tức 28/06/2024
Keo lá tràm là dạng cây gỗ lớn, chiều cao có thể đạt tới 30 m[2]. Loài cây này phân cành thấp, tán rộng. Vỏ cây có rạn dọc, màu nâu xám. Lá cây là lá giả, do lá thật bị tiêu giảm, bộ phận quang hợp là lá giả, được biến thái từ cuống cấp 1, quan sát kỹ có thể thấy dấu vết của tuyến hình chậu còn ở cuối lá giả) có hình dạng cong lưỡi liềm, kích thước lá giả rộng từ 3–4 cm, dài từ 6–13 cm, trên lá giả có khoảng 3 gân dạng song song, ở cuối lá có 1 tuyến hình chậu.
Hoa tự dạng bông đuôi sóc, tràng hoa màu vàng. Quả dạng đậu xoắn, hạt màu đen, có rốn hạt khá dài màu vàng như màu của tràng hoa. Keo lá tràm là thực vật quen sống ở nơi có khí hậu nóng, với khả năng chịu hạn tốt tuy nhiên chịu rét lại kém. Nhiệt độ trung bình cho cây phát triển là 24 độ bách phân với lượng mưa 2.000-5.000mmm hàng năm. Cây mọc tốt trên đất có độ dày trung binh, có khả năng thoát nước khá tốt, độ pH gần trung tính, hơi chua.
Sử dụng
Keo lá tràm là loài cây thuộc họ Đậu, ở rễ có nốt sần ký sinh chứa vi khuẩn nốt rễ có tác dụng tổng hợp đạm tự do, cải tạo môi trường đất, chống xói mòn và rừng phòng hộ, khối lượng vật rơi rụng của keo lá tràm hàng năm cũng rất cao, cây keo lá tràm thường được dùng nhiều trong cải tạo đất sản xuất lâm nghiệp. Đặc điểm sinh trưởng của loài này khá nhanh và thích nghi rộng, nên keo lá tràm nhanh chóng trở thành loài cây được trồng phủ xanh đất trống đồi trọc và cho nguyên liệu bột giấy.
Đặc điểm sinh lý, sinh thái: